VỆ SINH CÁ NHÂN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐÚNG CÁCH VÀO MÙA MƯA BÃO

 

Mùa mưa bão thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12 gây ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nhất là các tỉnh ven biển. Mưa bão thường gây ra thiệt hại nặng nề, trút hàng trăm milimet nước chỉ trong một ngày, nguy hiểm hơn khi kết hợp với triều cường gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Ngoài ra gió giật còn làm đổ nhiều công trình nhà cửa cây cối,... Đặc biệt mưa bão đến còn mang nhiều bệnh rối loạn sức khỏe. Vì vậy hãy cùng BÁCH HÓA YTẾ tìm hiểu cách vệ sinh đúng để bảo vệ mình và người thân nhé.

 

9f3PikE-10oC5htyzucc9yuXMTDhMMdp_EuiuRvWwAnHaJquGAl1qxAjUTdApc1ZBXzvj5zBArW_NmNa6vzPysNUgvlT9sCEIibaX9eeK64iYb3h9iU-8Ej2mm6xKHcWR1thMcJdcasEQAq3hg60g620M8CHuBadr3g_wtc2mVDhoSTOZTCqbF8D-A

Mùa mưa bão 

  1. Các bệnh thường gặp nhiều vào mùa mưa bão

Mùa mưa bão chúng ta thường gặp những bệnh sau, mọi người nên chú ý:

 

  • Bệnh về đường hô hấp: mùa mưa nhiệt độ giảm thời tiết trở nên lạnh hơn dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, hen phế quản,... Bệnh thường lây lan trong không khí hoặc qua tiếp xúc, hít phải virus gây bệnh,...

  • Bệnh sốt xuất huyết: Muỗi vào mùa sẽ là nguyên nhân truyền bệnh nguy hiểm, đặc biệt là sốt xuất huyết. Muỗi mang mầm bệnh và truyền ký sinh trùng từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh. Khi bị sốt rét, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ, ớn lạnh và triệu chứng như cúm nặng, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. 

  • Bệnh về đường tiêu hóa: Mùa mưa bão thực phẩm sẽ dễ tiếp xúc với vi khuẩn có trong nước và không khí. Môi trường ẩm ướt thiếu vệ sinh tạo điều kiện cho virus gây bệnh đường tiêu hóa phát triển sinh sôi. Vì vậy thường gặp bệnh tiêu chảy, kiết lỵ vào thời điểm này

  • Các bệnh về nấm: Mùa mưa bão thì nguồn nước bẩn sẽ nhiều gây ra bệnh về nấm kẽ chân, viêm da,... Đặc biệt các vết thương hở khi tiếp xúc càng dễ bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng.

EE5T0wFSLoQq9HRmMnnImKoylAxKfCj8juhyNo8D5l1z4mS6HJ3RDDdMpEqT5e3jL2ZVXwqKjURRiE26rdhQxzU6v9fM93JUSJLdw3XuQ73rs-RVI0YQvdyb2gHBrKbT3QCAJHEDnbWQIw47VBPnGXqYNWu2UYVg9t-BKQvvpVVjbjmxFnWvkp0cUQ

Bệnh sốt xuất huyết 

  1. Các vệ sinh cá nhân, môi trường vào mùa mưa bão 

Bảo vệ cơ thể trong mùa mưa bão có thể tránh được những nguy cơ mắc bệnh nói trên. Vì vậy cần vệ sinh cá nhân và môi trường đúng cách.

_EM6REyZLYT3uF4Nv6DH5gXjg-0N2T2jueePj_PkZZQ4Z26EjSa0BTVbG5DK7aU84_mszSxSsnA8D1wgV8oiIBwmfzzHwPe_elmYJvgfA6nyIj46aawdhiQLLWM2JOzWVYTj8maa9oqmy3ROs9pvVszXBvC0Ykfa89BK1qCiFlIH6e940fVMi_dJlg

Phòng bệnh mùa mưa bão

  1. Vệ sinh cá nhân

  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng, nước sát khuẩn trước sau khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh

  • Ăn chín uống sôi, tránh sử dụng nước bẩn

  • Không ăn những thực phẩm đã hư, quá hạn sử dụng 

  • Sử dụng quần áo, đồ dùng cá nhân riêng. Giữ quần áo và khăn lau khô ráo tránh ẩm ướt.

  • Đặc biệt ngủ màn để tránh muỗi và côn trùng khác

  1. Vệ sinh môi trường

  • Luôn giữ đường ống thoát nước được thông thoáng, lấp các vũng nước động, phát quan bụi rậm: Một khi đường ống bị tắc thì mưa trút xuống hàng trăm milimet sẽ khó thoát từ đó xuất hiện mùi hôi gây khó chịu. Đó cũng là điều kiện tốt để vi khuẩn gây bệnh sinh sôi. 

  • Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, khô ráo: Thu gom rác thải, chất thải, xác gia súc/ gia cầm đã chết xử lý bằng cách chôn lấp và tẩy uế để tránh ô nhiễm nguồn nước. Làm sạch bùn, tường đồ đạc, sân, đường đi,...

  • Khử trùng nước sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

  • Thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy, loăng quăng và muỗi. Phun hóa chất diệt côn trùng ở những nơi nguy cơ cao đặc biệt ở các bụi rậm.

BÁCH HÓA YTẾ gợi ý bạn sử dụng các sản phẩm bảo vệ bản thân và gia đình trong mùa mưa bão. Mua ngay: