Phân biệt các loại máy đo oxy trên thị trường

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy đo oxy với nhiều mẫu mã đa dạng nhưng liệu có bao nhiêu người trong số chúng ta thực sự hiểu về công dụng cũng như là phân loại được các loại máy đo oxy này. Nếu chưa chắc chắn về thông tin này bạn có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây mà Bách hóa Y tế đã tổng hợp nhé.

 

1. Máy đo oxy là gì?

 

Máy đo oxy là thiết bị y tế chuyên dùng để đo chỉ số SpO2 và nhịp tim của cơ thể. SpO2 và nhịp tim là 2 trong 5 dấu hiệu sinh tồn của cơ thể cùng với 3 dấu hiệu khác là nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.

Nhịp tim (chỉ số nhịp tim): Là nhịp đập của tim, được xác định bằng số lần co thắt của tim trong thời gian một phút. Đơn vị của nhịp tim là nhịp/phút hoặc bpm (beat per minute - nhịp mỗi phút).

 

Vậy bản chất của SpO2 là gì? Hiểu một cách đơn giản thì SpO2 (Saturation of peripheral oxygen) là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiện tượng này có thể được giải thích như sau: Hemoglobin (viết tắt là Hb) là một thành phần quan trọng của máu. Khi các phân tử Hb trong máu liên kết với các phân tử oxy sẽ tạo thành HbO2 giúp cho máu có thể đưa oxy đi nuôi dưỡng tất cả các cơ quan trong cơ thể. 

 

Mỗi phân tử Hb có 4 nguyên tử sắt, chính các nguyên tử sắt này sẽ liên kết với 4 phân tử oxy và tạo ra liên kết HbO2. Hiện tượng bão hoà oxy trong máu tức là khi có đủ 4 phân tử oxy gắn vào Hb, và hiện tượng này được gọi tắt với cái tên SpO2. Chỉ số SpO2 chính là thước đo lượng oxy đang được vận chuyển bởi các tế bào hồng cầu và duy trì sự cân bằng SpO2 trong máu có ý nghĩa sống còn đối với sức khỏe con người. 

 

Do đó, cần phải theo dõi chặt chẽ chỉ số này để có thể phát hiện nhanh chóng ra những bất thường khi có sự thiếu hụt oxy trong máu, từ đó giúp xử lý và điều trị cho bệnh nhân một cách kịp thời, tránh biến cố đáng tiếc xảy ra. 

 

Cấu tạo của máy đo oxy gồm 2 bộ phận cơ bản là đầu dò và màn hình hiển thị. Đầu dò là nơi mà chúng ta sẽ đặt ngón tay vào khi đo, còn màn hình hiển thị có nhiệm vụ hiển thị kết quả đo dưới dạng số hoặc thanh xung. Các loại máy đo oxy hiện nay thường sử dụng công nghệ quang điện, cho phép xác định chỉ số nhịp tim, chỉ số SpO2 qua đầu ngón tay mà không cần xâm lấn.

 

2. Khi nào cần đo và theo dõi chỉ số SpO2?

 

  • Khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật.

  • Trẻ sơ sinh bị đẻ non, bị suy hô hấp.

  • Người bị suy tim, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, cấp cứu ngừng tuần hoàn, truỵ mạch, sốc, tụt huyết áp.

  • Người mắc bệnh nặng, cần phải hồi sức như nhược cơ, đột quỵ não, chấn thương tuỷ cổ có kèm theo liệt cơ hô hấp.

  • Đo chỉ số SpO2 nhằm chẩn đoán bệnh hoặc đánh giá hiệu quả điều trị.

 

 

Tương tự, trong điều trị bệnh nhân Covid-19, việc đo SpO2 giúp sớm phát hiện ra tình trạng thiếu hụt oxy trong máu, nhằm cấp cứu kịp thời trong trường hợp bệnh nhân trở nặng trước khi có dấu hiệu lâm sàng như tím tái. Những bệnh nhân có chỉ SpO2 quá thấp (<94) phải được theo dõi kỹ lưỡng kết hợp với các biểu hiện lâm sàng khác để có thể cấp cứu kịp thời.

 

3. Phân loại máy đo oxy và nhịp tim

 

Sau khi tìm hiểu về máy đo oxy và tầm quan trọng của nó chắc chắn bạn sẽ cần biết có bao nhiêu loại máy đo oxy trên thị trường. Thực tế thì có nhiều loại máy SPO2, chúng đa dạng về cả kích thước, tính năng sử dụng. Nhưng tự chung lại thì máy đo oxy có 3 loại cơ bản sau:

 

Máy đo oxy cầm tay: Thông thường chỉ đo chỉ số SpO2 kèm nhịp tim có kích thước nhỏ gọn có mức giá từ vài trăm ngàn cho đến vài triệu đồng tùy loại, xuất xứ…mà người dùng cá nhân hay các phòng khám, bệnh viện lựa chọn loại phù hợp.

 

 

 

Máy đo oxy đặt bàn: Có mức giá trên 10 triệu đồng thường đo SpO2 kèm nhịp tim và huyết áp không xâm lấn (NiBP)

 

 

Monitor theo dõi bệnh nhân: Tất cả các monitor theo dõi bệnh nhân đều có chức năng đo SpO2 và là cấu hình cơ bản của máy. Tùy thuộc vào các loại monitor theo dõi bệnh nhân 3–5-7 thông số mà có mức giá khác nhau tùy vào các tùy chọn thông số theo dõi. Các thông số bao gồm như: SpO2, Nhịp tim, NiBP, IBP, ECG, Nhiệt độ T, EtCo2, theo dõi khí mê,….

 

Tùy vào nhu cầu, đối tượng sử dụng mà lựa chọn loại máy đo oxy phù hợp. Thông thường nếu chỉ để theo dói SPO2 tại nhà hàng ngày thì bạn chỉ cần dùng máy đo oxy cá nhân cầm tay. Còn với các phòng mạch, bệnh viện lớn thì nên dùng monitor hoặc máy đo oxy  để bàn.

 

4. Giá máy đo oxy là bao nhiêu? Nên mua của hãng nào tốt

 

Các loại máy đo oxy và nhịp tim kẹp ngón tay trên thị trường hiện nay rất đa dạng với giá bán phổ biến trong khoảng từ vài trăm đến vài triệu đồng. Trên thực tế, giá bán của thiết bị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như thương hiệu, các tính năng, công nghệ, chính sách của nhà phân phối… Để mua được sản phẩm chất lượng với mức giá tốt, bạn nên có sự so sánh giữa các dòng sản phẩm và tìm đến các địa chỉ cung cấp uy tín. Chúng ta tuyệt đối không vì ham rẻ mà mua thiết bị không rõ nguồn gốc, xuất xứ, bởi vì đây là một thiết bị y tế, chất lượng của nó gắn liền với sức khỏe của chính bạn. Một số thương hiệu sản xuất máy đo oxy và nhịp tim được nhiều người, đặc biệt là các chuyên gia y tế đánh giá cao như Beurer, Microlife, Yuwell, Oromi,...

 

 

 

5. Mua máy đo oxy và nhịp tim ở đâu chính hãng, giá rẻ và có bảo hành?

 

Bạn có nhu cầu mua máy đo oxy kẹp ngón tay mini để sử dụng tại bệnh viện, phòng khám hoặc dùng cho cá nhân hay mua về cho người thân trong gia đình, bạn có thể tham khảo các dòng máy đo oxy cầm tay chính hãng bên chúng tôi tại website: www.bachhoayte.com. Chúng tôi cam kết:

  • Cung cấp sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo hành chính hãng với mức giá tốt nhất thị trường
  • Hỗ trợ giao hàng tận nhà trên toàn quốc
  • Hỗ trợ tư vấn 24/7

 

 

 

 

Liên hệ với Bachhoayte.com ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và mua các loại máy đo oxy chính hãng, giá rẻ.

  • Tại Hà Nội:  21/221 Doãn Kế Thiện, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 0917697624
  • Tại Thái Nguyên: 10, đường Lê Hữu Trác, Phường Thịnh Đán, Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0358631688