NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường:

1. Tổn thương về thần kinh

Khoảng một nửa bệnh nhân tiểu đường sẽ có những triệu chứng ảnh hưởng tới thần kinh. Việc giữ lượng đường máu ổn định, có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm lại quá trình phá hủy. Trong trường hợp bạn đã có những tổn thương thần kinh thì việc kiểm soát đường máu có thể làm chậm lại tiến triển của bệnh. Ngoài ra còn những điều trị khác có thể hỗ trợ.

2. Ketoacidosis tiểu đường 

Ketoacidosis tiểu đường (DKA) là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê do tiểu đường (bất tỉnh trong một thời gian dài) hoặc thậm chí tử vong. Khi các tế bào trong cơ thể không nhận được glucose cần thiết để sản sinh năng lượng, cơ thể bạn sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo để lấy năng lượng, tạo ra ketone. Ketone là hóa chất mà cơ thể tạo ra khi phân hủy chất béo thành năng lượng. Cơ thể làm điều này khi nó không có đủ insulin để sử dụng glucose.

Y2AdHfDIbFEf_OsIsoCBrLg9OimMPH89LrHsyM2q7JNa6w0yo9PEdCZxp30RQArlFkytUslzdbH772RzzT8LgHfv-rjszNDlD1wx6YCNIfUZHY1wc0NnbUHMyhX6x0dMbKN6CILs0dLHs6yK1IWfETc

Ketoacidosis tiểu đường có thể dẫn đến hôn mê do tiểu đường

Khi ketone tích tụ trong máu làm tăng tính axit. Hàm lượng ketone cao có thể gây độc cho cơ thể. Khi mức độ quá cao, bạn có thể mắc Ketoacidosis tiểu đường (DKA). Bạn có thể ngăn chặn nó bằng việc theo dõi sớm các dấu hiệu và kiểm tra nước tiểu, máu thường xuyên.

3. Biến chứng ở thận

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể. Bên trong thận là các mạch máu nhỏ, hoạt động như một bộ lọc. Chức năng của thận là loại bỏ các chất thải từ trong máu. Tuy nhiên khi mắc bệnh về thận thì các chức năng này bị hỏng. Bệnh tiểu đường cũng có biến chứng làm suy giảm chức năng thận, dẫn đến thận mất khả năng lọc chất thải từ máu.

GBp4d0VHtCbUgGNLg_TDEC7opFcn7SORxky4AS7pb7HZ2oN8ovhBd5jPaIF83WixqFEnEihCnAB1PPxTjGm01E1yCXx6fITOof0pCKdNNh7wnJUMpU_yY-T62ZmRdstVqNiblByvY7b6oiRKN8DWOUE

Suy giảm chức năng thận do tiểu đường 

4. Huyết áp cao

Huyết áp cao là biến chứng dễ gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Khi huyết áp của bạn cao, tim bạn phải làm việc nhiều hơn và nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề khác tăng lên. Thực tế huyết áp cao có thể giải quyết mà thậm chí không cần điều trị tích cực, bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tuân thủ thuốc hàng ngày được Bác sĩ kê.

5. Đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não của bạn đột nhiên bị gián đoạn. Sau đó mô não bị tổn thương. Hầu hết các cơn đột quỵ xảy ra do cục máu đông chặn một mạch máu trong não hoặc cổ. Đột quỵ có thể gây ra các vấn đề về vận động, đau, tê và các vấn đề về khả năng suy nghĩ, ghi nhớ hoặc nói. Một số người cũng có vấn đề về cảm xúc, chẳng hạn như trầm cảm sau một cơn đột quỵ.

F78nTqBuVGyh8VYF0LY3U7EAS_ebJwILcoc10niNyr7D-WJkuPLf9r9KDMflRpD6jgy5rwH8c76OwKpS4huDg6HZnVaR_YcZNwpB-G0ZyEQbxZxJVdHsF-di3dhm8cIUBwPZA2MQYRtUcmdUYLOhcfE

Khả năng bị đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 1,5 lần so với người bình thường 

Nếu bạn bị tiểu đường, khả năng bạn bị đột quỵ cao gấp 1,5 lần so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Nhưng bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách chăm sóc sức khỏe của mình một cách hợp lý.

 

Vậy trước những biến chứng tiểu đường hết sức nguy hiểm này, người bệnh có thể làm gì?

Đầu tiên, kiểm soát chặt chẽ đường huyết: Đây là cách tốt nhất để giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Người bệnh nên có một cuốn sổ tay để ghi chép lại đường huyết hằng ngày để theo dõi. Chỉ số đường huyết nên nằm trong các mức sau đây:

Trước bữa ăn: 70mg/dL-130mg/dL.

Sau ăn 2h: dưới 180mg/dL.

Theo dõi huyết áp và cholesterol: Cố gắng giữ huyết áp dưới 140/90mmHg và cholesterol dưới 200mg/dL.

Đi khám thường xuyên: Bác sĩ có thể xét nghiệm máu, nước tiểu và các xét nghiệm khác để phát hiện các vấn đề do bệnh tiểu đường gây ra. Nhiều biến chứng tiểu đường không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nên việc đi khám thường xuyên, định kỳ là rất quan trọng.

Thay đổi lối sống: Bỏ thuốc lá (nếu có hút), tuân thủ chế độ ăn hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ, tăng cường thể dục tùy theo tình trạng sức khỏe.

 

Bách Hóa Ytế xin giới thiệu sản phẩm Máy đo đường huyết Microlife Diarite BMG (kèm 25x2 que đường huyết) với những ưu điểm:

- Dễ dàng sử dụng: Màn hình Jumbo chiếu sáng rộng, hiển thị rõ nét, cắm que thử dễ dàng, thích hợp kiểm tra đường huyết tại nhà.

- Đo đường huyết nhanh chóng, đơn giản giúp kiểm tra đường huyết tối ưu: trước và sau khi ăn.

- Que thử không cần cài mã code, thời hạn sử dụng dài lên đến 180 ngày sau khi mở hộp

- Lượng máu kiểm tra đường huyết nhỏ, khoảng 0.5 μL.

- Tính giá trị trung bình lượng đường huyết đã đo trong 7, 14, 30 hoặc 90 ngày.

- Bộ nhớ lưu trữ 450 kết quả cùng ngày tháng đo.

- Hộp đóng gói đầy đủ gồm: Máy đo đường huyết , bút lấy máu, đầu bút thay thế, 10 kim lấy máu, pin, túi đựng, hướng dẫn sử dụng.

RpNmPI6E6SxuwacC8ciAR8F_aCuthNJIq6iVHy4vroBf7KYRqIUTlRx5WHNzks2kWoMbcAfohQwYf76ad8aGI-tQIX-0DaLok-HM7NeOvO_wLCFAqBT-91IjgKycGV10_0RdAnJQLM_v_wwvKWdtqMg

Mua ngay sản phẩm Máy đo đường huyết Microlife Diarite BMG tại đây để theo dõi tình hình bệnh cũng như sớm phát hiện biến chứng tiểu đường.