NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ ĐÚNG CÁCH

1. Triệu chứng thường gặp

Nhìn chung, người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ là biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.

Các động tác cổ bị vướng và đau thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.

Triệu chứng và điều trị thoái hóa đốt sống cổ - Yte123.com

 

Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, "tư thế vẹo cổ", tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

Khi vận động cổ thì bị đau, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả hai bên. Trong một số ít những trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.

Có trường hợp bệnh nhân khi gặp không khí lạnh tràn về (trở trời) kết hợp với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau. Người bị cứng cổ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi. Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người…

2. Nguyên nhân gây bệnh

Hoạt động sai tư thế

Đây là một nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh mắc thoái hóa đốt sống cổ. các tư thế sai trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như: duy trì một tư thế quá lâu, ít đi lại, vận động. Ngoài ra, nhiều công việc phải cúi hoặc thực hiện ngửa đầu quá nhiều, thường xuyên mang vác vật nặng, ngồi vặn vẹn, ngồi trước màn hình máy tính quá lâu,… cũng đều gây ra hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ.

Tuổi tác 

Người có độ tuổi từ 40 – 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cao nhất. Tuy nhiên tình trạng thoái hóa xảy ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sinh hoạt và chăm sóc của người bệnh. Hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa, 20-30 tuổi cũng có thể mắc bệnh

Chế độ dinh dưỡng không đúng, không khoa học

Chế độ ăn uống thiếu canxi, sắt, kali, vitamin… trong bữa ăn hàng ngày. Thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ ngọt, đồ uống có gas… cũng làm cột sống người bệnh dễ bị thiếu chất và làm thoái hóa xương khớp nhanh chóng hơn.

Di truyền 

Thoái hóa đốt sống cổ có thể xảy ra do di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc thì nguy cơ mắc thoái hóa cột sống của các thành viên còn lại cũng sẽ cao hơn.

Đĩa đệm và cột sống thay đổi

Một số tình trạng như mất nước đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, dây chằng xơ hoá, tăng sinh xương tạo thành các gai xương… đều có nguy cơ gây ra thoái hóa đốt sống cổ.

Chấn thương

Có tiền sử bị chấn thương tại vùng cổ hay do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể dục thể thao, sinh hoạt thường ngày… có thể làm xuất hiện thoái hoá.

3. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ

‎Với các trường hợp thoái hóa nhẹ, không có biểu hiện chèn ép bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa với các thuốc giảm đau, chống viêm kết hợp đeo nẹp cổ và tập phục hồi chức năng.

Điều trị phẫu thuật được đặt ra khi bệnh nhân bị chèn ép tủy cổ rõ ràng, gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Chỉ định điều trị phẫu thuật phải rất chặt chẽ khi có sự chẩn đoán giữa lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Mục đích của phẫu thuật là giải chèn ép tủy cổ, phục hồi chức năng thần kinh.

4. Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ 

Nghỉ ngơi, thư giãn

Nếu thoái hóa cột sống cổ ở mức độ nhẹ thì người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi, giải tỏa căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đọc sách, dạo phố hoặc đi du lịch cùng người thân. Khi nằm ngủ nghỉ, cần kê gối thoải mái với độ cao vừa phải (không quá cao cũng không quá thấp), đồng thời thỉnh thoảng chuyển mình để máu được lưu thông tốt.

W_a85-t3F7iJbdNkqvkEhrxiCsxMepuAPDJ5iTmD5W8nWCtkgcqFqkjxsBBbds017au83Eo4mpJvliNpy8kCvpO7_-KugqeAz8p_nGGmZH9ItX3HSnRQhp5casBUipACcvkC4BbBWRL8t3Ub4WFJkStZu1aHNFnw9ZTxHsWw82txEktJtvGXWEEA

 

Chế độ ăn uống

Để phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ và tăng cường sức khỏe cho các đốt sống vùng cổ, hãy bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin, protein, glucosamine… vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

tdHmNgvM-Yv7w1_J-zrmXSicn6Rq5_yQ4J_R97O2j58PFdkvTzWbpLBvxBalXLEZ5G5-_O_C1z2RH4UjjA9xk5RTTw1gJNssjiRB-QNaQvDQoDD1gdvIi-KTJS6ZrO149jTeI9Jtv5M2EbzFhwrazgFT14Bw4sx2KartYEURlDcpix3qCI8OzV9A

 

Khám định kỳ 

Thoái hóa đốt sống cổ có thể ghé thăm ngay cả khi bạn cảm thấy mình rất khỏe mạnh. Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị phù hợp nhất.

dH7xJvICUxJoC0LWJvz3scxg1pv6o0AZC_GYUjI3Hr8Ta6yia7q_CNNky6ERCcIeiGnvOVc1ov830qbOZwQA6SYuIrhAGOg5xFewkXE5E0S1sQNvPcIb-u9B_iANESYvhMhtb-msPPo3YusjekfEjbJ4xl0prarHh-H-AddYzq0c-hXHqgXFjl2l

 

MỜI BẠN THAM KHẢO MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA BÁCH HÓA Y TẾ:

Đai massage trị liệu vai gáy lưng Beurer MG150 

Gối massage đèn hồng ngoại Beurer MG149 

Gối massage đèn hồng ngoại Beurer MG147 

Gối massage đèn hồng ngoại Beurer MG145