- 0363931688
- info@meditek.vn
Theo báo cáo của WHO, năm 2021 có 9 triệu ca mắc sởi được ghi nhận, 128.000 ca tử vong, gần 40 triệu trẻ em bỏ lỡ 1 mũi vaccine sởi và chỉ 81% trẻ em đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng sởi. Do sự cản trở của đại dịch Covid - 19 đã làm sụt giảm mức tiêm chủng và sự cảnh giác của người dân khiến căn bệnh đang có nguy cơ bùng phát cao. Hãy cùng Bachhoayte.com tìm hiểu về bệnh đảm bảo sức khỏe chính bản thân và gia đình.
Bệnh sởi thường bắt đầu từ những cơn sốt kèm theo ho khan, chảy nước mũi, mắt đỏ và đau họng. Ban đầu bệnh dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, sau 2 đến 3 ngày sẽ nổi lên những mụn đốm xuất hiện trên mặt, da đầu hoặc sau tai. Những vết đốm sẽ dẫn lan xuống người - đốm Koplik. Thông thường bệnh sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày trong thời gian bị bệnh, sức đề kháng của cơ thể suy giảm nhanh chóng, người bệnh dễ gặp phải các biến chứng như: tiêu chảy, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí là viêm não, mù lòa, viêm cơ tim... Phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hoặc gây dị tật thai nhi.
Triệu chứng bệnh sởi
Đây là căn bệnh nguy hiểm mà ai chưa được gây miễn dịch đều có thể mắc đặc biệt là trẻ em. Bệnh rất dễ lây:
Đường hô hấp: tiếp xúc với các giọt hô hấp (nước mũi, nước bọt) của người bệnh bay trong không khí khi nói chuyện, hắt hơi, ho…
Tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết của người bệnh.
Tiếp xúc với đồ vật có tồn tại virus sởi từ người bệnh.
Thông thường, virus sởi lây nhiễm qua đường hô hấp trước tiên và dần lan sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua dòng máu. Virus sống trong chất nhầy của mũi và cổ họng của một người nhiễm bệnh trong 4 ngày trước khi phát ban và tiếp tục phát triển trong khoảng 4 đến 5 ngày sau đó. Cần lưu ý rằng đây là thời điểm virus dễ lây nhất nên những ai chăm sóc người bệnh cần thật sự cẩn thận.
Nguyên nhân gây bệnh sởi
Quan trọng nhất để phòng bệnh và tạo miễn dịch cần tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh sởi. Vaccine sởi được đánh giá là an toàn, các phản ứng sau tiêm thường khá nhẹ và tỉ lệ xảy ra ít. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ là cách tốt nhất để chủ động bảo vệ con em bạn khỏi bệnh sởi, tránh bùng phát dịch sởi trong cộng đồng.
Tiêm vaccine phòng bệnh sởi
Ngoài ra cần phối hợp
Trước hết nên cách ly, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
Nếu có tiếp xúc cần rửa tay sạch sẽ
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở và nơi làm việc
Dịch bùng phát cần hạn chế đến nơi tập trung đông người
Khi nghi ngờ mắc bệnh cần được cách ly và ở nơi vệ sinh sạch sẽ, cần phải được ở phòng thoáng, đủ ánh sáng, nghỉ ngơi, ngủ đủ, vệ sinh răng miệng,...Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh nặng như mệt, li bì, kém ăn, khó thở, tiêu chảy, ho nhiều, ban lặn nhưng vẫn sốt… thì cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Bachhoayte.com giới thiệu bạn sản phẩm bảo vệ sức khỏe:
Cồn sát khuẩn: Cồn y tế 70 sát trùng
Nước rửa tay sát khuẩn: Sát khuẩn Asirub
Miếng dán: Miếng dán hạ sốt
Theo báo cáo của WHO, năm 2021 có 9 triệu ca mắc sởi được ghi nhận, 128.000 ca tử vong, gần 40 triệu trẻ em bỏ lỡ 1 mũi vaccine sởi và chỉ 81% trẻ em đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng sởi. Do sự cản trở của đại dịch Covid - 19 đã làm sụt giảm mức tiêm chủng và sự cảnh giác của người dân khiến căn bệnh đang có nguy cơ bùng phát cao. Hãy cùng Bachhoayte.com tìm hiểu về bệnh đảm bảo sức khỏe chính bản thân và gia đình.
Bình luận