Cúm A: Dấu hiệu nhận biết, Cách phòng ngừa và Điều trị như thế nào?

Đầu tiên chúng ta tìm hiểu cúm A là gì?

Cúm A là  một dạng lây nhiễm virus cấp tính về đường hô hấp. Các loại chim hoang dã là vật chủ tự nhiên của các loại virus cúm A. Cúm A có thể lây lan nhanh, dễ hình thành các biến chứng mới và gây ra đại dịch. Bệnh thường bùng phát cùng với dịch cúm mùa. 

Cúm A có thể gây ra những biến chứng về đường hô hấp, thậm chí là có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Nhất là trẻ nhỏ, người già hay những bệnh nhân có bệnh nền. 

Triệu chứng bệnh cúm A (Nguồn: Trang thông tin bệnh cúm Việt Nam)

 

Vậy, nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết của cúm A?

Trên thực tế có rất nhiều dạng bệnh cúm theo mùa. Cúm A cũng được gọi là một dạng cúm mùa nhưng thường gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Vậy cúm A là gì, nguyên nhân từ đâu?

- Nguyên nhân gây cúm A:

     + Bệnh cúm A xuất hiện do sự xâm nhập và nhân lên của virus cúm (Influenza) vào tế bào biểu mô đường hô hấp. Tại Việt Nam các ca cúm thường gây ra bởi nhóm virus cúm chủng A, B, C. Trong đó, type A là thể gây bệnh phổ biến và lây lan nhanh chóng hơn cả. 

     + Virus cúm có 4 loại kháng nguyên chính là: M1, M2, H và N. Trong đó, cúm A có kháng nguyên gồm H và N (trong đó: H từ H1 - H16 và N từ N - N1 đến N9). Cúm A từng được coi là một trong những đại dịch khủng khiếp trên thế giới và từng cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Cho đến nay mặc dù đã được khống chế nhưng hàng năm vẫn có những đợt bùng phát gây nên sự lây lan nhất định.

- Cúm A lây qua đường gì?

     + Nhiều người cho đến nay vẫn thắc mắc cúm A có bị lây không? Câu trả lời đương nhiên là có. Virus cúm A lây truyền từ người sang người thông qua đường hô hấp. Nguyên do chủ yếu là nhiễm virus bắn ra từ người bệnh khi ho, hắt hơi, nước mũi,... 

     + Bệnh thường bùng phát khi trời trở lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Khả năng lây lan của virus cúm A là rất nhanh. Do vậy, khi có cảnh báo dịch cúm A, bất cứ ai cũng cần phải cẩn trọng. Đặc biệt khi mà trong năm 2022, cúm A bùng phát vào mùa hè nắng nóng, đây là một hiện tượng rất đặc biệt, do đó chúng ta không nên chủ quan.

- Những đối tượng dễ mắc cúm A: Bất cứ ai cũng có thể lây nhiễm virus cúm khi vào mùa. Vậy nên, việc tìm hiểu cúm A là gì và cách phòng tránh như thế nào là điều vô cùng cần thiết. Trên thực tế, có những đối tượng dễ bị lây nhiễm loại virus này hơn. Đó là: 

     + Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi, sức đề kháng chưa hoàn thiện.

     + Người già, nhất là người trên 65 tuổi sức đề kháng kém.

     + Phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

     + Những bệnh nhân đang bị suy giảm miễn dịch.

     + Người thừa cân béo phì.

     + Những người có bệnh lý mãn tính, khả năng đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh (người bị HIV/AIDS, ung thư, bệnh hen, phổi mãn tính, tim mạch,...).

  - Dấu hiệu nhận biết cúm A:

      + Dấu hiệu của cúm A ban đầu trông giống như cảm lạnh thông thường với những triệu chứng như: chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể,... Có thể kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, viêm họng, đau đầu, mệt mỏi nhiều hơn.

      + Nặng hơn là những biến chứng có thể xảy ra nếu điều trị không kịp thời. Với những triệu chứng nghiêm trọng hơn như: viêm tai, tiêu chảy, đau bụng, đau tức ngực, triệu chứng hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản, tim mạch gặp một số vấn đề,... Với đối tượng là trẻ nhỏ, người già, triệu chứng có thể nặng hơn và tiến triển nhanh. 

 

Có cách nào để phòng ngừa cúm A không?

Cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm virus cúm A là thực hiện những giải pháp như sau: 

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, luyện tập thể thao điều độ để tăng cường sức khỏe
  • Tăng cường thực phẩm giàu vitamin để cải thiện sức đề kháng, nhất là vào thời điểm giao mùa
  • Thường xuyên rửa tay để giữ vệ sinh, ngăn ngừa lây bệnh

Cách tốt nhất để phòng cúm A là nên tiêm vắc xin ngừa virus cúm  hàng năm. Các vắc xin này có thể giúp ngừa 3 - 4 loại virus cúm trong năm. Vắc xin phòng cúm được khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Nếu đã biết cúm A là gì và mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này thì việc tiêm vắc xin là điều cần thiết, nhất là đối với trẻ nhỏ.

  Cúm A bao lâu thì khỏi?

    Với một người khỏe mạnh thông thường nếu nhiễm cúm A thì các triệu chứng sẽ khỏi sau 1 tuần. Nhưng nếu triệu chứng vẫn kéo dài lâu hơn và tình trạng nặng hơn thì cần phải được can thiệp điều trị y tế kịp thời. Nhất là với những đối tượng có nguy cơ biến chứng cao như người già, trẻ em và phụ nữ mang thai. 

  Phương pháp điều trị cúm A

  Đa phần các trường hợp mắc bệnh cúm A sẽ tự khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày. Hầu hết người bệnh được điều trị tại chỗ, trừ trường hợp bệnh tiến triển nặng hoặc gây ra biến chứng thì cần được đưa đến các cơ sở y tế để có thể được thực hiện hồi sức tích cực hoặc xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị thích hợp.

 Theo mức độ diễn biến của bệnh, có những phương pháp điều trị như sau:

 - Với những bệnh nhân bị cúm do dịch cúm A nhưng các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ và không có biến chứng thì có thể được theo dõi và chăm sóc tại nhà:

    - Với những bệnh nhân có biến chứng và kèm các yếu tố nguy cơ: Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế như bệnh viện để bác sĩ thăm khám, theo dõi, xét nghiệm và chỉ định điều trị dùng thuốc kháng virus cúm A/H1N1 sớm.

Dấu hiệu của cúm A thường dễ bị nhầm lẫn với cúm thông thường. Tại Bách Hóa Ytế đang cung cấp sản phẩm Test kháng nguyên cúm A&B của SD, Hộp/25 test với giá 3.000.000Đ. Test kháng nguyên cúm A&B giúp dễ dàng phát hiện bệnh, từ đó có phương pháp điều trị tối ưu nhất, hiệu quả nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

Email: info@bachhoayte.com | Hotline liên hệ: 0917697624 

Kênh bán lẻ:  Ms.Đào    : 0358631688  | Kênh bán buônMs.Lam    : 0383782992, Ms.Dung   : 0945349610

Website: www.bachhoayte.com | www.meditek.vn 

Địa chỉ văn phòng Hà Nội: 21/221 Doãn Kế Thiện, Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ văn phòng Thái Nguyên: sô 10 đường Lê Hữu Trác, Phường Thịnh Đán, Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên