BỆNH TAY CHÂN MIỆNG - BỆNH PHỔ BIẾN VỚI TRẺ EM

 

Theo báo cáo của Bộ Y tế thống kê đến ngày 22/5, số mắc bệnh tích lũy từ đầu năm một lần nữa lại tăng chóng mặt, lên 5545 trường hợp trong đó đã có 1 trường hợp tử vong. Dự báo các trường hợp mắc tay chân miệng ngày càng tăng cao đặc biệt là thời điểm vào mùa như hiện tại do kỹ năng vệ sinh cho trẻ chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên, việc đi du lịch, …gia tăng khi dịch Covid - 19 đã được kiểm soát.

  1. Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người có thể phát triển thành dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Bệnh chân tay miệng chủ yếu theo đường tiêu hóa từ nước bọt, phỏng bọt của trẻ bị nhiễm bệnh. Bệnh thường xuất hiện đặc biệt vào mùa hè và mùa thu cao điểm từ tháng 9 đến cuối năm thường ở châu Á, nó phổ biến nhất là với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

 

0kaYHLHCWyTbUF2mT3EHJdw_gxJSm9qo-ieTJUFNT0UPVNDVldZbz-tPPCZEUkD4_yoKaI7MVdZ5qOQM76UdtR7KMqZlOhI2qj_-LLirvuDnjB8GOks6dplNKs0oNFg0ww-YTQPkD202CbEqny-_37TPJlb8rKLvccJzXs1kapM8aMH1izsP73oz3A

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng

  1. Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh chân tay miệng

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Phan Kim Thoa – Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, bệnh tay chân miệng do các loại virus thuộc nhóm enterovirus thường gây ra bệnh chân tay miệng. Coxsackievirus là loại enterovirus phổ biến nhất có liên quan đến bệnh này, đặc biệt là loại coxsackievirus A16. Enterovirus 71. Những virus này thường lây lan qua miệng và hậu môn và thường được tìm thấy trong nước bọt, chất nhầy, phân và chất lỏng phỏng của người bệnh.

  1. Dấu hiệu nhận biết

  • Có triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, tiêu chảy từ 1-2 ngày

  • Loét miệng: xuất hiện những vết loét đỏ ở niêm mạc miệng, lợi,... đau đến mức trẻ bỏ ăn, tăng tiết nước bọt

  • Phát ban trên da: các bóng nước nổi ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối và miệng.

Bệnh dễ lây lan nhất trong 7 ngày đầu tiên mắc bệnh và thời gian ủ từ 4-6 ngày. Ngoài ra bệnh chân tay miệng còn có biến chứng trở nặng hơn mặc dù tình trạng hiếm và chỉ xảy ra ở một số trường hợp nhất định.

 

ya2W5uFOJoy6-sRADKw57P1D3KMssYCfxHTNkDd_OZweGvuxYUha4EhJvkrQqK4zoEccCLwpn3FZC5OHj1C3vH_tGrhZ2HWnm-97aQZavAXLjxkpUMEc1RMbLxnujYHzPzifC1DvnQEXVEqxOU-SJ1Bhe6n5bxvJ87MOSJNANolqXWCCYt2viRlzEQ

Biểu hiện lâm sàng của bệnh tay chân miệng

  1. Chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng

  • Thực hiện cách ly trẻ bị bệnh: Không đến nhà trẻ, trường học, nơi tụ tập đông người. Phụ huynh cần thông báo rõ nguyên nhân tình trạng sức khỏe của trẻ để các trường học có biện pháp theo dõi và giám sát kịp thời. Người lớn chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên.

  • Chú ý dinh dưỡng cho bé: Bệnh chân tay miệng sẽ khiến trẻ chán ăn, miệng lở loét gây đau đớn. Vì vậy bố mẹ cần chuẩn bị thức ăn mềm, dễ tiêu hóa đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng. Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày, nhắc trẻ uống nước để hạn chế tình trạng mất nước.

  • Giữ vệ sinh: Việc vệ sinh cho trẻ và người chăm sóc là rất cần thiết giúp quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhanh chóng. Sử dụng xà phòng sát khuẩn, nước rửa tay khô. Quần áo được thay thường xuyên và ngâm trong các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Đặc biệt xử lý chất thải đúng nơi và an toàn để tránh lây bệnh.

  1. Cách phòng bệnh chân tay miệng

  • Thường xuyên rửa tay và tuân thủ các biện pháp vệ sinh chung

  • Vệ sinh môi trường sống: Lau phòng, khử khuẩn bề mặt bằng Cloramin B2%

  • Nếu đang trong vùng dịch, hãy hạn chế tiếp xúc với người nhiễm nếu thực sự không cần thiết. Tránh tiếp xúc với nước mũi, nước bọt, phỏng nước, phân người bệnh.

  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống.

BÁCH HÓA YTẾ gợi ý bạn sử dụng NƯỚC SÁT KHUẨN TAY KHÔ ASIRUB trong phòng bệnh tay chân miệng.

Mua ngay: Tại đây